Tiêu chuẩn chung cần đáp ứng để nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm

Mối liên hệ giữa đông trùng hạ thảo và nhộng tằm

Chắc hẳn khi nghe đến cái tên “đông trùng hạ thảo nhộng tằm” thì bạn sẽ có câu hỏi kiểu như: Đông trùng hạ thảo nhưng tại sao phải là nhộng tằm?, chúng có liên quan gì tới nhau?

Câu trả lời rất đơn giản,

Nhộng tằm có đặc điểm sinh học tương đồng với con ấu trùng sâu bướm bị bào tử của nấm đông trùng hạ thảo ký sinh trong môi trường tự nhiên. 

Sự tương đồng này nằm ở việc chúng đều thuộc họ sâu bướm. Đối với nhộng tằm sau khi trưởng thành sẽ trở thành bướm tằm hoặc ngài tằm, trong khi đó con ấu trùng bị ký sinh ngoài tự nhiên khi trưởng thành sẽ thành loài bướm thuộc chi Thitarodes.

Do vậy, thành phần dinh dưỡng của nhộng tằm không có sự khác biệt quá lớn với ấu trùng sâu bướm trong tự nhiên.

Cuối cùng, nhộng tằm có nguồn cung nguyên liệu dồi dào và hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu nuôi cấy của các hộ nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo nhân tạo.

Tiêu chuẩn chung cần đáp ứng để nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm

Để nuôi cấy ra những mẻ đông trùng hạ thảo nhộng tằm chất lượng thì bạn cần phải thiết lập (setup) môi trường nuôi cấy theo các tiêu chuẩn sau:

Yêu cầu về môi trường

Môi trường nuôi cấy nấm đông trùng nhộng tằm phải đảm bảo khép kín và vô trùng. Đơn vị sản xuất phải đảm bảo các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và nguồn nước đạt chuẩn. Cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ: 18 – 20 độ C
  • Độ ẩm: 70 – 80%
  • Cường độ sáng: 500 – 1000 lux

Yêu cầu về trang thiết bị

Phải đáp ứng đầy đủ các phòng nuôi riêng biệt cho từng giai đoạn như: phòng ủ sợ, phòng nuôi sợi, phòng thu hoạch…

Các phòng nuôi cần trang bị đầy đủ giàn giá, hệ thống chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, máy tạo độ ẩm, quạt gió,…

Nhân viên

Nhân viên cần phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về đồ bảo hộ, các khâu loại bỏ bụi bẩn, khử trùng trước khi vào phòng nuôi để tránh mang các tác nhân gây ô nhiễm cho môi trường nuôi cấy.

Đồng thời, nhân viên phải liên tục phải kiểm tra, cập nhật tình hình và có các biện pháp, kịch bản xử lý khi nấm bị nhiễm khuẩn.

Hướng dẫn cách nuôi đông trùng hạ thảo nhộng tằm

 

Việc nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm cần yêu cầu kỹ thuật cao, trong điều kiện môi trường phù hợp, cùng các quá trình chọn lọc cá thể tốt nhất.

Trước khi đi vào cách nuôi đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm, Phúc Linh sẽ gửi tới bạn thông tin về khái quát về các giai đoạn để nuôi trùng hạ thảo nhộng tằm.

5 giai đoạn để nuôi đông trùng hạ thảo trên nhộng tằm bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị
  • Giai đoạn 2: Cấy giống
  • Giai đoạn 3: Ủ sợi
  • Giai đoạn 4: Nuôi trồng
  • Giai đoạn 5: Thu hoạch

Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách nuôi thôi nào.

Giai đoạn 1: Khâu chuẩn bị để nuôi đông trùng nhộng tằm

Có 2 công việc chính bạn cần thực hiện trong khâu này bao gồm: 

  • Lựa chọn nguyên liệu nhộng tằm đầu vào
  • Nuôi giống nấm Cordyceps Militaris thành giống cấp 1.

1. Lựa chọn nhộng tằm

Nhộng tằm được lựa chọn để sử dụng phải còn sống trong kén, được nuôi hữu cơ và đã đạt đủ số ngày tuổi.

Nhộng tằm được lựa chọn để nuôi đông trùng hạ thảo.

Sau khâu chọn nhộng tằm, lúc tiếp tục tiến hành lấy nhộng tằm từ trong kén ra và chọn những cá thể khỏe mạnh, đạt tiêu chuẩn để cấy sợi nấm.

Con nhộng tằm được nhân viên lấy ra từ trong kén.

2. Nuôi giống cấp 1 của nấm Cordyceps Militaris

Nhân viên kiểm tra giống cấp 1 sau 7 – 10 ngày nuôi cấy.

Song song việc chọn nhộng tằm, giống nấm Cordyceps Militaris gốc sẽ được nuôi cấy nhân lên thành giống cấp 1 (giai đoạn này kéo dài 5 – 7 ngày). Việc này là để chuẩn bị cho giai đoạn số 2: cấy giống.

Giai đoạn 2: Cấy giống

Ở khâu này những con nhộng tằm tươi và khỏe mạnh sẽ được khử trùng bề mặt bằng cồn 75 độ. Sau đó giống cấp 1 sẽ được cấy vào nhộng tằm.

Giống cấp 1 của nấm Cordyceps Militaris được tiêm trực tiếp vào cơ thể nhộng tằm sống trong tủ cấy vô trùng.

Khâu cấy giống được thực hiện bằng cách tiêm dung dịch chứa giống cấp 1 vào cơ thể con nhộng tằm. Đồng thời việc thực hiện phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Giai đoạn 3: Ủ sợi

Các sợi nấm bắt đầu mọc ra từ thân nhộng tằm sau 15 ngày ủ sợi
Các sợi nấm bắt đầu mọc ra từ thân nhộng tằm sau 15 ngày ở giai đoạn ủ sợi.

Sau khi được cấy giống, con nhộng tằm chứa bào tử nấm sẽ được đặt vào các hộp và chuyển sang phòng tối để ủ sợi.

Thời gian ủ cho sợi nấm phát triển ở giai đoạn này từ 8 – 12 ngày với nhiệt độ từ 18 – 20 độ C và độ ẩm từ 75 – 80%.

Khi đủ thời gian, thân của nhộng bắt đầu có dấu hiệu cứng và đen, đồng thời các sợi nấm bắt đầu nhú sợi ra tại khe đốt.

Giai đoạn 4: Nuôi sợi quả thể nấm

Đông trùng nhộng tằm được nuôi trong giai đoạn nuôi sợi quả thể với đặc điểm là sợi nấm phát triển mạnh và dài hơn giai đoạn ủ sợi.

Vào thời điểm này chúng ta sẽ tiến hành chọn ký chủ nhộng tằm đạt tiêu chuẩn sang một hộp mới và chuyến chúng sang phòng chiếu sáng để nuôi tạo quả thể.

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng việc kích thích tạo quả thể cho nấm đông trùng. Việc điều chỉnh ánh sáng một cách hợp lý theo từng thời điểm sẽ giúp cho sợi quả thể chứa dược chất và to, đẹp.

Cụ thể như sau,

Yêu cầu về môi trường nuôi quả thể trong 15 ngày đầu:

  • Nhiệt độ từ: 18 – 20 độ C
  • Độ ẩm từ: 75 – 80%
  • Cường độ chiếu sáng: 1000 lux
  • Thời gian chiếu sáng: 12 – 16 giờ/ ngày.

Đồng thời, trong thời gian nuôi này bạn cần mở cửa phòng nuôi định kỳ ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút vào sáng sớm và chiều tối để không khí được lưu thông.

Sợi quả nấm đông trùng hạ thảo nhộng tằm có độ dài 3 - 5 mm sau 15 ngày nuôi sợi
Sợi quả nấm đông trùng hạ thảo nhộng tằm có độ dài khoảng 5 mm sau 15 ngày nuôi sợi.

Sau khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày, các sợi mọc dày và cao hơn (khoảng 3 mm) thì chuyển sang giai đoạn nuôi quả thể thành cây.

Yêu cầu về điều kiện nuôi trong giai đoạn nuôi quả thể phát triển thành cây:

  • Nhiệt độ từ: 18 – 20 độ C
  • Độ ẩm từ: 80 – 85%
  • Cường độ chiếu sáng: 500 – 700 lux
  • Thời gian chiếu sáng: 12 – 16 giờ/ ngày.
Các sợi nấm của đông trùng hạ thảo ký chủ nhộng tằm bắt đầu mọc dài hơn trong giai đoạn nuôi quả thể phát triển thành cây
Các sợi nấm của đông trùng hạ thảo ký chủ nhộng tằm bắt đầu mọc dài hơn trong giai đoạn nuôi quả thể phát triển thành cây.

Song song với đó, đây là những công việc bạn cần thực hiện trong giai đoạn này:

  • Đều đặn mở cửa phòng nuôi mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút vào sáng sớm/ chiều tối.
  • Kỹ thuật viên cần kiểm tra và theo dõi nhộng trùng thảo mỗi ngày. Khi có những cá thể có dấu hiệu mốc thì cần phải cách ly ngay lập tức.

Sau khoảng 85 – 95 ngày nuôi trồng, sợi nấm đông trùng hạ thảo sẽ mọc dài khoảng 8 – 10 cm và trở thành bào tử nấm.

Giai đoạn 5: Thu hoạch

Nấm Đông trùng hạ thảo nhộng tằm đã đạt đủ số ngày nuôi và sẵn sàng để thu hoạch.
Nấm Đông trùng hạ thảo nhộng tằm đã đạt đủ số ngày nuôi và sẵn sàng để thu hoạch.

Quá trình nuôi cấy kéo dài 110 – 120 ngày để cho ra thành phẩm nấm đông trùng hạ thảo ký chủ nhộng tằm có dược tính cao.

Các đặc điểm nhận biết khi nấm đã sẵn sàng thu hoạch:

  • Sợi nấm có chiều cao từ 8 – 10 cm.
  • Các ngọn nấm có màu vàng đậm hơn so với thân sẽ được thu hoạch và được đem đi sấy khô thăng hoa và được bảo quản trong lọ thủy tinh.
Đông trùng hạ thảo nhộng tằm sau khi thu hoạch sẽ được sấy thăng hoa và đóng trong lọ thủy tinh
Đông trùng hạ thảo nhộng tằm sau khi thu hoạch sẽ được sấy thăng hoa và đóng trong lọ thủy tinh.

Leave Comments

0974 856 031
0974856031